Bài tập về nhà phá hủy bộ não trẻ tiểu học, nên "cấm" tới cấp 2!

Hầu hết trong chúng ta đã từng có một tuổi thơ như thế này, đừng để “tụi nhỏ” lại phải như vậy!

Hãy nghĩ xem: Chúng ta còn tiếp tục đánh cắp tuổi thơ của con mình đến bao giờ nữa? Nên dừng ngay việc bắt trẻ tiểu học làm bài tập về nhà!

 Cách đây hơn 10 năm, từ năm học 2004-2005 Bộ GD&ĐT đã quy định nghiêm cấm việc giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1, 2, 3 và lớp 4, 5 học bán trú. Thế nhưng, thực tế vẫn còn những bậc phụ huynh yêu cầu con làm bài tập về nhà (ít hoặc nhiều tùy người).

Bài viết dưới đây, một lần nữa, như lời khuyến cáo đừng cuốn trẻ em vào vòng xoáy của những kỳ vọng, tham vọng, trách nhiệm… mà người lớn muốn. Đó chỉ là ý chí của chúng ta, không phải nhu cầu tinh thần và phát triển tự nhiên của các bé!

Không có bất cứ một lợi ích nào!

Một nghiên cứu của Đại học Duke tại Durham, Bắc Carolina, Mỹ chứng minh rằng bài tập về nhà không thật sự tác động nhiều tới những năng lực và kỹ năng cần thiết cho trẻ.

Chúng phải hấp thụ một lượng kiến thức khổng lồ do sự bùng nổ thông tin của mạng internet, ngay từ tiểu học thôi, trẻ em đã phải học ngoại ngữ và tin học, những môn học mà trước đây không được đưa vào.

Chúng phải vật lộn với một số lượng thông tin và bài tập khổng lồ, dành hết thời gian ở nhà để hoàn thành bài tập được giao sau 8 tiếng học ở trường.

Bài tập về nhà dường như được chấp nhận như một hoạt động giáo dục bắt buộc, tất nhiên bài tập về nhà có giá trị nhất định nhưng nghiên cứu chỉ ra nó chỉ thật sự hiệu quả với lứa tuổi phù hợp – đó là lứa tuổi sau tiểu học.

 Bài tập về nhà có thật sự hiệu quả.

Bài tập về nhà có thật sự hiệu quả.

Harris Cooper cho hay: “Không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc thực hiện các bài tập về nhà giúp cải thiện các năng lực học thuật (academic) của học sinh tiểu học”.

Bài tập về nhà không có ảnh hưởng thực tế tới trẻ ở lứa tuổi này, áp lực từ phía thầy cô và gia đình sẽ có tác động tiêu cực tới sự phát triển sau này của trẻ.

Việc đối diện với những áp lực quá lớn ngay từ khi bộ não trong giai đoạn phát triển sẽ tác động không tốt tới việc hình thành nhân cách mai sau.

Thậm chí, nếu thầy cô không giao bài tập về nhà thì bố mẹ cũng sẽ thúc ép trẻ làm bài tập thay vì để cho trẻ vui chơi và hoạt động ngoài trời như đúng lứa tuổi của chúng.

Những đứa trẻ đang ở tuổi vui chơi và vô cùng hiếu động nhưng lại bị ép ngồi vào bàn học. Điều này gây ra một số ức chế, sự không tự nguyện sẽ dẫn tới hiệu quả học không được bao nhiêu.

 Trẻ em dần có ác cảm với việc học.

Trẻ em dần có ác cảm với việc học.

Nhà trường và gia đình đang lấy đi một quỹ thời gian quý báu và năng lượng của trẻ chỉ để học. Kết thúc việc học tập ở trường, trẻ lại tiếp tục vật lộn với đống bài tập về nhà cao ngất trước mặt.

Nghiên cứu cho thấy ở lứa tuổi này, trẻ em nên dành nhiều thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa, chơi đùa cùng bạn bè, khám phá thế giới và phát triển các kỹ năng khác.

Harris Cooper còn đề xuất một “quy tắc 10 phút”, đó là trẻ em mầm non nên dành khoảng tối đã 10 phút cho việc làm bài tập về nhà, rồi thêm 10 phút cho bậc tiểu học,…

Tiến sĩ Etta Kralovec. chuyên gia giáo dục tại Đại học Arizona của Mỹ cũng tán thành với ý kiến trên, nghiên cứu mối liên hệ giữa bài tập về nhà và năng lực cá nhân theo các cấp học của bà còn cho thấy: “Không có bất cứ lợi ích nào đối với lứa tuổi tiểu học”!

Những tác động tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của trẻ

Một số nghiên cứu còn chỉ ra tác động tiêu cực của việc giao quá nhiều bài tập cho trẻ như stress, các vấn đề sức khỏe cũng như giao tiếp xã hội.

Denise Pope, giảng viên lâu năm tại Đại học Stanford, Mỹ đã nêu ra những tác hại tiêu cực của quá nhiều bài tập tới thói quen và hành vi của trẻ.

Khảo sát được thực hiện với hơn 4.000 học sinh ở các trường trung học tại California, Mỹ cho thấy:

“Nghiên cứu của chúng tôi về tác động của bài tập về nhà đang gây thách thức đối với suy nghĩ truyền thống rằng bài tập về nhà chỉ có tốt cho các em”, Denise Pope cho biết.

Trẻ em cần có thời gian bên gia đình và bạn bè.

“Bận rộn làm bài tập về nhà khiến học sinh chán nản với việc học và chỉ làm bài tập đơn giản để cho xong và để lấy điểm”.

Ngoài ra, nghiên cứu của họ còn phát hiện ra phải làm bài tập về nhà quá nhiều sẽ gây ra các tác động xấu sau:

– Khiến học sinh stress hơn: 56% học sinh xem bài tập về nhà là một nguyên nhân gây căng thẳng. 43% nêu việc phải làm các bài kiểm tra khiến chúng stress.

– Tổn hại sức khoẻ: Gánh nặng làm bài tập về nhà khiến các em mất ngủ và gặp các vấn đề sức khỏe khác như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, giảm cân và đau dạ dày,…

– “Không đáp ứng được các nhu cầu phát triển hay các kỹ năng xã hội quan trọng khác”.Quỹ thời gian vui chơi, giao tiếp, học hỏi các kỹ năng xã hội bị thay thế khiến các em thiếu đi những kỹ năng quan trọng sau này khi hòa nhập xã hội.

* Tham khảo từ: Higherperspectives, Healthline, Sott.net

Bài Viết Liên Quan